Các định luật bảo toàn
Được đăng bởi Ban biên tập    28/07/2017 09:41

I. Định luật bảo toàn động lượng

1. Động lượng

Động lượng $\overrightarrow p $ của một vật là tích của khối lượng m với vận tốc của nó: $\overrightarrow p  = m\overrightarrow v $

2. Định luật bảo toàn động lượng

Với một hệ kín động lượng được bảo toàn:

$\sum \overrightarrow p  = \sum m\overrightarrow v  = \overrightarrow {const} $

3. Xung của lực

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian bằng xung của lực tác dụng trong thời gian đó: $\overrightarrow F .{\Delta}t = {\Delta _{\overrightarrow p }}$

II. Định luật bảo toàn cơ năng

Cơ năng của hệ = Động năng + Thế năng

Trong hệ kín mà nội lực tương tác chỉ là lực thế, có thể có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng của hệ bảo toàn.

Lực thế là lực có công không phụ thuộc đường đi, chỉ phụ thuộc điểm đầu và điểm cuối (trọng lực, lực đàn hồi, lực tĩnh điện).

III. Sự va chạm của các vật  

1. Định luật

Khi ngoại lực triệt tiêu hoặc rất nhỏ so với nội lực tương tác thì có bảo toàn động lượng. Trong va chạm đàn hồi có bảo toàn cơ năng.

2. Một số hình thức va chạm  

Gọi ${v_1},{v_2}$ là vận tốc (trị đại số) của các vật khối lượng ${m_1},{m_2}$ trước va chạm; ${v’_1},{v’_2}$ là vận tộc của chúng sau va chạm.

a. Va chạm đàn hồi xuyên tâm:

$v{'_1} = \frac{{\left( {{m_1} - {m_2}} \right){v_1} + 2{m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}$

$v{'_2} = \frac{{\left( {{m_2} - {m_1}} \right){v_2} + 2{m_1}{v_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}$

b. Va chạm không đàn hồi xuyên tâm:

Sau va chạm hai vật cùng có vận tốc chung là $v’:$

$v' = \frac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}$

Xem thêm