Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Kỹ thuật và Nghệ thuật Số (EDA) đã làm việc tại các trường tiểu học tại miền bắc Thái Lan để thử nghiệm một thiết bị được thiết kế riêng cho nền tảng Internet Vạn Vật (IoET) có thể đồng thời cải thiện cả kết quả lẫn thái độ học tập chủ động của học sinh.
Để thực hiện điều này, nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là Tiến sĩ Jim Ang và nghiên cứu sinh Pruet Putjorn, đã phát triển một nền tảng IoET chuyên dụng gọi là OBSY (Hệ thống học tập quan sát) có một số thành phần, như máy đo ánh sáng và máy theo dõi nhiệt độ, sau đó có thể gửi dữ liệu không dây đến máy tính bảng mà trẻ em đã được chính phủ Thái Lan cung cấp.
Thiết bị OBSY được thiết kế sao cho càng "thân thiện" càng tốt, nhìn như món đồ chơi nhằm kích thích trí tò mò ở trẻ vì nghiên cứu trước đây cho thấy các thiết bị công nghệ nhìn đặc thù quá sẽ khiến trẻ em thấy chán và lo lắng khi học.
Thiết bị này sau đó trở thành một thành phần then chốt trong ba thí nghiệm khác nhau tại lớp: nghiên cứu sự phát triển của nấm mốc trong các điều kiện khác nhau, tìm hiểu về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm và quan sát lượng ánh sáng có thể xuyên qua các vật thể khác nhau.
Học sinh sử dụng công cụ OBSY có thể thực hiện các thí nghiệm này bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng camera để chụp ảnh hoặc quay video rồi đem so sánh, theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong các vật thể được nghiên cứu hoặc đo lượng ánh sáng xuyên qua vật.
Sau đó, học sinh có thể thấy thông tin này - được gửi trực tiếp từ OBSY - trên biểu đồ và các màn hình hiển thị hình ảnh khác trên máy tính bảng, giúp hiểu rõ về các điều kiện khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.
Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra rằng trẻ em nào sử dụng công cụ OBSY có thái độ học tập chủ động cao hơn rõ rệt cũng như học lực được cải thiện đáng kể so với các em học lớp khác cũng thực hiện các thí nghiệm tương tự nhưng không truy cập vào nền tảng OBSY.
Hơn nữa, các phản hồi cũng cho thấy giới tính, tuổi tác và việc sử dụng công nghệ trước đây không tác động đến kết quả học tập, giúp nhấn mạnh tiềm năng giáo dục của nền tảng này.
Đặc biệt, phản hồi tích cực của cả nam và nữ đối với nền tảng OBSY chứng minh rằng, cho dù các nghiên cứu trước đây cho thấy các bé trai dễ tiếp thu công nghệ hơn nhưng vẫn có thể thiết kế các công cụ và nền tảng sử dụng được cho cả hai giới.