Kĩ năng làm bài thực hành
Được đăng bởi
21/06/2017 10:24
Phần I. Các vấn đề thí sinh cần chú ý khi làm bài thực hành địa lí:
- Cách ra đề thi với dạng câu bài tập này là: Cho một bảng số liệu có đơn vị bất kì. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện một mục tiêu nào đó và sau đó nhận xét và giải thích biểu đồ.
- Trước hết phải nghiên cứu kĩ đầu bài để chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất, vì nếu chọn sai thì cả bài vẽ sẽ không có điểm.
- Phần vẽ biểu đồ là quan trọng nhất, được nhiều điểm nhất, nếu vẽ sai sẽ không có điểm. Phần nhận xét thì tuỳ theo cách hỏi: nếu hỏi nhận xét và giải thích trên cơ sở số liệu của đầu bài kết hợp với biểu đồ đã vẽ thì dù biểu đồ vẽ sai nhưng nhận xét và giải thích đúng thì nhận xét và giải thích vẫn có điểm.
Nếu yêu cầu chỉ dựa vào biểu đồ vẽ để nhận xét và giải thích thì dù nhận xét và giải thích đúng nhưng vẽ biểu đồ sai, thí sinh sẽ không có điểm phần này.
- Khi làm bài phải xử lí số liệu, các khâu tính toán và vẽ biểu đồ phải thật cẩn thận, chính xác.
- Dạng câu thi phải vẽ lược đồ Việt Nam (dạng câu này ít gặp trong đề thi môn Địa lí nhiều năm nay).
Nếu cần vẽ lược đồ Việt Nam, ta chỉ cần vẽ một bản đồ Việt Nam sơ lược có hình dáng giống như bản đồ trong sách giáo khoa, cần có một số địa danh chính như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, với một số sông chính như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long… và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau đó điền các thông tin cần thiết lên lược đồ sao cho đúng với vị trí của chúng. Cuối cùng là chú thích lược đồ, viết nhận xét và giả thích.
Phần II. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ
1. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu với số liệu trong đề bài là các số tự nhiên có số năm ≤ ba năm
- Nhận biết loại biểu đồ: Nếu biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ hình tròn phải tính quy mô, bán kính và xử lí số liệu cơ cấu quy ra phần trăm.
- Tính quy mô: Cộng lấy tổng số theo từng năm, chọn tổng nhỏ nhất đặt bằng 1 đơn vị. Sau đó lần lượt lấy các tổng số của các năm khác chia cho tổng số bé nhất. Kết quả tìm được chính là quy mô của các năm.
- Tính bán kính hình tròn (R): R được tính theo công thức R= quy mô
- Tính cơ cấu: Đặt các tổng số theo từng năm tính được ở trên bằng 100%, sau đó lần lượt lấy các số liệu thành phần chia cho tổng số 100%.Viết tất cả các kết quả tính được vào bảng %.
- Vẽ biểu đồ: Đặt một đoạn dài tuỳ ý bằng 1 đơn vị, nghĩa là bán kính vòng tròn nhỏ nhất bằng 1, từ đó xác định được các bán kinh vòng tròn khác.
Vẽ các vòng tròn theo các bán kính đã được xác định và lần lượt đưa các số liệu % vào các vòng tròn tương ứng sao cho tổng mỗi vòng tròn đều bằng 100%.
- Nhân xét và giả thích biểu đồ:
+ Nhận xét theo các ý sau:
Khái quát chung: Xem xét về tinh hình phát triển của các chỉ tiêu biểu hiện qua các vòng tròn to dần lên.
Xem xét từng tỉ lệ phần trăm của các chỉ tiêu trong từng năm chiếm vị trí thế nào trong tổng thể cơ cấu chung.
Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu trong suốt quá trình từ năm đầu đến năm cuối.
+ Giải thích lần lượt theo các ý nhận xét trên.
2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu với số liệu trong đề bài là các số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm
- Cách nhận biết: Vẽ biểu đồ tròn, mỗi năm 1 vòng tròn.
- Cách vẽ tương tự như dạng 1, chỉ khác với dạng 1 là không phải tính quy mô. Bán kính dạng biểu đồ này tính theo công thức bằng căn của thương số giữa các tổng khác với tổng nhỏ nhất.
3. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu theo từng thành phần các chỉ tiêu kinh tế cần biểu hiện trong mỗi năm
- Nhận biết: Đây là dạng biểu đồ bát úp, mỗi năm phải vẽ 2 vòng tròn có bán kính khác nhau
- Cách vẽ: Vẽ thành 2 cặp nửa vòng tròn cho mỗi năm.
4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mà số liệu trong đề bài là các số tương đối (phần trăm)
- Nhận biết: Là biểu đồ hình tròn vì thể hiện cơ cấu.
- Cách vẽ: Không phải xử lí số liệu, không tính bán kính mà chỉ việc vẽ các vòng tròn năm sau to hơn năm trước, sau đó vẽ các tỉ lệ % vào các vòng tròn tương ứng. Cuối cùng là nhận xét và giải thích
5. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các ngành, các lĩnh vực qua nhiều năm
- Nhận biết: Là biểu đồ đường cùng xuất phát từ điểm 100%.
- Cách vẽ: Xử lí số liệu ra % bằng cách đặt năm đầu tiên bằng 100%, sau đó lần lượt lấy các số liệu của các năm sau chia cho năm đầu tiên × 100 và vẽ biểu đồ đường theo các số liệu đã xử lí.
6. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển các ngành, các lĩnh vực với một đơn vị thống nhất và có số năm lớn hơn 3 năm
- Nhận biết: Biểu đồ đường một trục tung, không xử lí số liệu
- Cách vẽ: Vẽ một trục toạ độ cùng với các đường có các số liệu tương ứng qua các năm
7. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển với ít nhất là 2 chỉ tiêu có đơn vị khác nhau
- Nhận biết: Biểu đồ đường 2 trục tung, không xử lí số liệu.
- Cách vẽ: Vẽ trên cùng một trục toạ độ có hai trục tung, vẽ lần lượt các đường tương ứng với các số liệu qua các năm
8. Biểu đồ thể hiện các giá trị nào đó với số liệu là các số tự nhiên qua nhiều năm
- Nhận biết: Biểu đồ hình cột.
- Dạng biểu đồ này rất đa dạng, có thể vẽ biểu đồ cột đơn, cột ghép, cột chồng tuỳ theo cấu trúc và mối quan hệ giữa các số liệu trong đề thi.
9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu (chuyển dịch cơ cấu…) của một ngành sản xuất nào đó qua nhiều năm (lớn hơn ba năm)
- Nhận biết: Biểu đồ miền.
- Cách vẽ: xử lí số liệu quy ra % sau đó vẽ biểu đồ miền.
10. Biểu đồ thể hiện sự so sánh sự phát triển giữa các ngành, các lĩnh vực
- Nhận biết: Biểu đồ cột ghép hoặc cột chồng.
- Cách vẽ: Tuỳ theo cấu trúc của các số liệu và số đơn vị trong đầu bài mà có thể vẽ biểu đồ cột ghép hoặc cột chồng với một trục tung hoặc hai trục tung.
11. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ của các chỉ tiêu kinh tế này so với các chỉ tiêu kinh tế khác
- Nhận biết: Biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ miền
- Cách vẽ: Xử lí số liệu xác định tỉ lệ so sánh giữa hai chỉ tiêu bằng cách lấy chỉ tiêu cấn so sánh chia cho chỉ tiêu bị so sánh × 100.
Nếu các kết quả nhận được đều nhỏ hơn 100% thì có thể vẽ biểu đồ cột chồng với các cột đều cao 100%. Nếu một trong các kết quả xử lí số liệu lớn hơn 100% thì phải vẽ biểu đồ miền.
Trên đây là một số dạng biểu đồ thường gặp trong đề thi vào các trường cao đẳng và đại học, tuy nhiên để làm đúng đề thi và được điểm cao thì yêu cầu thí sinh cần rèn luyện kĩ năng thực hành để phân biệt được các dạng biểu đồ và nắm chắc các kĩ năng xử lí số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét, giải thích biểu đồ. Chúc các thí sinh thành công trong kì thi này.
- Cách ra đề thi với dạng câu bài tập này là: Cho một bảng số liệu có đơn vị bất kì. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện một mục tiêu nào đó và sau đó nhận xét và giải thích biểu đồ.
- Trước hết phải nghiên cứu kĩ đầu bài để chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất, vì nếu chọn sai thì cả bài vẽ sẽ không có điểm.
- Phần vẽ biểu đồ là quan trọng nhất, được nhiều điểm nhất, nếu vẽ sai sẽ không có điểm. Phần nhận xét thì tuỳ theo cách hỏi: nếu hỏi nhận xét và giải thích trên cơ sở số liệu của đầu bài kết hợp với biểu đồ đã vẽ thì dù biểu đồ vẽ sai nhưng nhận xét và giải thích đúng thì nhận xét và giải thích vẫn có điểm.
Nếu yêu cầu chỉ dựa vào biểu đồ vẽ để nhận xét và giải thích thì dù nhận xét và giải thích đúng nhưng vẽ biểu đồ sai, thí sinh sẽ không có điểm phần này.
- Khi làm bài phải xử lí số liệu, các khâu tính toán và vẽ biểu đồ phải thật cẩn thận, chính xác.
- Dạng câu thi phải vẽ lược đồ Việt Nam (dạng câu này ít gặp trong đề thi môn Địa lí nhiều năm nay).
Nếu cần vẽ lược đồ Việt Nam, ta chỉ cần vẽ một bản đồ Việt Nam sơ lược có hình dáng giống như bản đồ trong sách giáo khoa, cần có một số địa danh chính như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, với một số sông chính như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long… và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau đó điền các thông tin cần thiết lên lược đồ sao cho đúng với vị trí của chúng. Cuối cùng là chú thích lược đồ, viết nhận xét và giả thích.
Phần II. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ
1. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu với số liệu trong đề bài là các số tự nhiên có số năm ≤ ba năm
- Nhận biết loại biểu đồ: Nếu biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ hình tròn phải tính quy mô, bán kính và xử lí số liệu cơ cấu quy ra phần trăm.
- Tính quy mô: Cộng lấy tổng số theo từng năm, chọn tổng nhỏ nhất đặt bằng 1 đơn vị. Sau đó lần lượt lấy các tổng số của các năm khác chia cho tổng số bé nhất. Kết quả tìm được chính là quy mô của các năm.
- Tính bán kính hình tròn (R): R được tính theo công thức R= quy mô
- Tính cơ cấu: Đặt các tổng số theo từng năm tính được ở trên bằng 100%, sau đó lần lượt lấy các số liệu thành phần chia cho tổng số 100%.Viết tất cả các kết quả tính được vào bảng %.
- Vẽ biểu đồ: Đặt một đoạn dài tuỳ ý bằng 1 đơn vị, nghĩa là bán kính vòng tròn nhỏ nhất bằng 1, từ đó xác định được các bán kinh vòng tròn khác.
Vẽ các vòng tròn theo các bán kính đã được xác định và lần lượt đưa các số liệu % vào các vòng tròn tương ứng sao cho tổng mỗi vòng tròn đều bằng 100%.
- Nhân xét và giả thích biểu đồ:
+ Nhận xét theo các ý sau:
Khái quát chung: Xem xét về tinh hình phát triển của các chỉ tiêu biểu hiện qua các vòng tròn to dần lên.
Xem xét từng tỉ lệ phần trăm của các chỉ tiêu trong từng năm chiếm vị trí thế nào trong tổng thể cơ cấu chung.
Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu trong suốt quá trình từ năm đầu đến năm cuối.
+ Giải thích lần lượt theo các ý nhận xét trên.
2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu với số liệu trong đề bài là các số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm
- Cách nhận biết: Vẽ biểu đồ tròn, mỗi năm 1 vòng tròn.
- Cách vẽ tương tự như dạng 1, chỉ khác với dạng 1 là không phải tính quy mô. Bán kính dạng biểu đồ này tính theo công thức bằng căn của thương số giữa các tổng khác với tổng nhỏ nhất.
3. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu theo từng thành phần các chỉ tiêu kinh tế cần biểu hiện trong mỗi năm
- Nhận biết: Đây là dạng biểu đồ bát úp, mỗi năm phải vẽ 2 vòng tròn có bán kính khác nhau
- Cách vẽ: Vẽ thành 2 cặp nửa vòng tròn cho mỗi năm.
4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mà số liệu trong đề bài là các số tương đối (phần trăm)
- Nhận biết: Là biểu đồ hình tròn vì thể hiện cơ cấu.
- Cách vẽ: Không phải xử lí số liệu, không tính bán kính mà chỉ việc vẽ các vòng tròn năm sau to hơn năm trước, sau đó vẽ các tỉ lệ % vào các vòng tròn tương ứng. Cuối cùng là nhận xét và giải thích
5. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các ngành, các lĩnh vực qua nhiều năm
- Nhận biết: Là biểu đồ đường cùng xuất phát từ điểm 100%.
- Cách vẽ: Xử lí số liệu ra % bằng cách đặt năm đầu tiên bằng 100%, sau đó lần lượt lấy các số liệu của các năm sau chia cho năm đầu tiên × 100 và vẽ biểu đồ đường theo các số liệu đã xử lí.
6. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển các ngành, các lĩnh vực với một đơn vị thống nhất và có số năm lớn hơn 3 năm
- Nhận biết: Biểu đồ đường một trục tung, không xử lí số liệu
- Cách vẽ: Vẽ một trục toạ độ cùng với các đường có các số liệu tương ứng qua các năm
7. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển với ít nhất là 2 chỉ tiêu có đơn vị khác nhau
- Nhận biết: Biểu đồ đường 2 trục tung, không xử lí số liệu.
- Cách vẽ: Vẽ trên cùng một trục toạ độ có hai trục tung, vẽ lần lượt các đường tương ứng với các số liệu qua các năm
8. Biểu đồ thể hiện các giá trị nào đó với số liệu là các số tự nhiên qua nhiều năm
- Nhận biết: Biểu đồ hình cột.
- Dạng biểu đồ này rất đa dạng, có thể vẽ biểu đồ cột đơn, cột ghép, cột chồng tuỳ theo cấu trúc và mối quan hệ giữa các số liệu trong đề thi.
9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu (chuyển dịch cơ cấu…) của một ngành sản xuất nào đó qua nhiều năm (lớn hơn ba năm)
- Nhận biết: Biểu đồ miền.
- Cách vẽ: xử lí số liệu quy ra % sau đó vẽ biểu đồ miền.
10. Biểu đồ thể hiện sự so sánh sự phát triển giữa các ngành, các lĩnh vực
- Nhận biết: Biểu đồ cột ghép hoặc cột chồng.
- Cách vẽ: Tuỳ theo cấu trúc của các số liệu và số đơn vị trong đầu bài mà có thể vẽ biểu đồ cột ghép hoặc cột chồng với một trục tung hoặc hai trục tung.
11. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ của các chỉ tiêu kinh tế này so với các chỉ tiêu kinh tế khác
- Nhận biết: Biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ miền
- Cách vẽ: Xử lí số liệu xác định tỉ lệ so sánh giữa hai chỉ tiêu bằng cách lấy chỉ tiêu cấn so sánh chia cho chỉ tiêu bị so sánh × 100.
Nếu các kết quả nhận được đều nhỏ hơn 100% thì có thể vẽ biểu đồ cột chồng với các cột đều cao 100%. Nếu một trong các kết quả xử lí số liệu lớn hơn 100% thì phải vẽ biểu đồ miền.
Trên đây là một số dạng biểu đồ thường gặp trong đề thi vào các trường cao đẳng và đại học, tuy nhiên để làm đúng đề thi và được điểm cao thì yêu cầu thí sinh cần rèn luyện kĩ năng thực hành để phân biệt được các dạng biểu đồ và nắm chắc các kĩ năng xử lí số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét, giải thích biểu đồ. Chúc các thí sinh thành công trong kì thi này.