Kỹ năng trình bày bài thi Địa lí
Được đăng bởi
27/09/2017 11:58
1. Về trình bày:
- Môn Địa lý các em trình bày ngắn gọn, được phép gạch đầu dòng và dùng các ký tự như cộng, trừ, dấu hoa thị... trong khi làm bài, xuống dòng khi hết ý.
2. Về mở bài và cách làm phần đầu của bài thi.
- Với môn địa mở bài thường chính là lấy từ câu hỏi, ví dụ câu hỏi là: “Anh chị hãy trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta“.
Lưu ý: tất cả các câu hỏi phần tự nhiên thì phần mở bài thông minh nhất chính là lấy luôn nguyên nhân của nó, như câu trên thì mở bài như sau:” Với vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc, nằm gần biển Đông, gần với trung tâm gió mùa Châu Á thì khí hậu nước ta mang tính chất gió mùa, tính chất này được thể hiện thông qua những thông số sau… “
Sau đó các em phân tích ra, còn đối với những câu hỏi chính là trình bày nguyên nhân thì các em mở bài như sau: “Khí hậu…/ nước ta có ảnh hưởng rất to lớn tới các yếu tố tự nhiên, dân cư… vậy nguyên nhân dẫn đến tính chất này là: …. “
3. Cách thể hiện số liệu.
Môn địa tương đối nhiều số liệu, nếu không nhớ tuyệt đối thì nhớ phải ghi “khoảng … “ ra, ghi số liệu địa luôn luôn phải đi kèm năm thống kê số liệu đó.
4. Về số lượng độ dài:
- Nhiều em cho rằng viết dài là lan man, không trọng tâm, ngắn mà đúng trọng tâm mới hay, quan điểm này là đúng nhưng ngắn thì nó cũng có giới hạn.
- Những người làm được 8 trở lên ở môn này không ai làm dưới 2 tờ ( tức 8 mặt ) giấy thi đâu, vì thế viết gì thì viết cũng nhất định phải đạt được một độ dài nhất định và không thể ngắn quá.
5. Về thời gian:
- 10 điểm trong 180 phút vì vậy 1 điểm là 18 phút, các em tự căn giờ mà làm (1 điểm là 18 phút, vậy thời gian làm thực tế có thể ngắn hơn 1 điểm là 15 phút, 3 phút còn lại kiểm tra lại nội dung và dành cho những câu khó hơn).
- Đừng ai vội vàng mà ra sớm trừ những em đã chắc chắn vào bài làm của mình rồi.
6. Số lượng gạch đầu dòng trong môn địa lý.
- 1 điểm thì phần trả lời không quá 4 ý (4 gạch đầu dòng)
- 1,5 điểm thì phần trả lời không quá 6 ý (6 gạch đầu dòng)
- 2,0 điểm thì phần trả lời không quá 8 ý (8 gạch đầu dòng)…
- Tuy nhiên các em hoàn toàn có thể phân tích trên những gạch đầu dòng ấy, chứ không phải 10 điểm mà các em chỉ gạch trơ trụi 40 gạch đầu dòng , nó cần được phân tích sâu hơn.
7. Đối với phần kỹ năng của môn địa cũng có 1 số lưu ý nhỏ như sau:
- Để 1 khoảng trồng từ 1,5-2,0 cm làm lề, không kẻ, không gạch, chỉ lùi vào cho tương đối thôi.
- Bài biểu đồ: toàn bộ bài biểu đồ gồm xử lý số liệu, bảng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ , nhận xét và giải thích thì nên trình bày ở mặt số 2 và mặt số 3 của tờ giấy thi, như vậy sẽ rất dễ theo dõi với cả người làm bài tập, và người chấm, đỡ phải lật đi lật lại xem số liệu.
- Không nhất thiết phải trình bày theo thứ tự câu hỏi, cứ dễ làm trước, khó làm sau, nhưng kiểu gì cũng phải vẽ biểu đồ vào mặt 2 và 3 của tờ giấy thi, nhiều em được dạy là “không nên tiết kiệm mà nên xin 1 tờ giấy thi khác để vẽ, nếu xin thì cũng vẽ ở mặt thứ 2-3, nếu xử lý số liệu ở mặt 1, vẽ ở mặt 2 sẽ vô cùng bất tiện và người châm phải lật đi lật lại sẽ rất khó chịu.
8. Đối với biểu đồ .
Trình tự 1 bài biểu đồ sẽ là:
- Xử lý số liệu .
- Lập bảng xử lý số liệu.
- Vẽ.
- Nhận xét.
- Giải thích .
- Môn Địa lý các em trình bày ngắn gọn, được phép gạch đầu dòng và dùng các ký tự như cộng, trừ, dấu hoa thị... trong khi làm bài, xuống dòng khi hết ý.
2. Về mở bài và cách làm phần đầu của bài thi.
- Với môn địa mở bài thường chính là lấy từ câu hỏi, ví dụ câu hỏi là: “Anh chị hãy trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta“.
Lưu ý: tất cả các câu hỏi phần tự nhiên thì phần mở bài thông minh nhất chính là lấy luôn nguyên nhân của nó, như câu trên thì mở bài như sau:” Với vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc, nằm gần biển Đông, gần với trung tâm gió mùa Châu Á thì khí hậu nước ta mang tính chất gió mùa, tính chất này được thể hiện thông qua những thông số sau… “
Sau đó các em phân tích ra, còn đối với những câu hỏi chính là trình bày nguyên nhân thì các em mở bài như sau: “Khí hậu…/ nước ta có ảnh hưởng rất to lớn tới các yếu tố tự nhiên, dân cư… vậy nguyên nhân dẫn đến tính chất này là: …. “
3. Cách thể hiện số liệu.
Môn địa tương đối nhiều số liệu, nếu không nhớ tuyệt đối thì nhớ phải ghi “khoảng … “ ra, ghi số liệu địa luôn luôn phải đi kèm năm thống kê số liệu đó.
4. Về số lượng độ dài:
- Nhiều em cho rằng viết dài là lan man, không trọng tâm, ngắn mà đúng trọng tâm mới hay, quan điểm này là đúng nhưng ngắn thì nó cũng có giới hạn.
- Những người làm được 8 trở lên ở môn này không ai làm dưới 2 tờ ( tức 8 mặt ) giấy thi đâu, vì thế viết gì thì viết cũng nhất định phải đạt được một độ dài nhất định và không thể ngắn quá.
5. Về thời gian:
- 10 điểm trong 180 phút vì vậy 1 điểm là 18 phút, các em tự căn giờ mà làm (1 điểm là 18 phút, vậy thời gian làm thực tế có thể ngắn hơn 1 điểm là 15 phút, 3 phút còn lại kiểm tra lại nội dung và dành cho những câu khó hơn).
- Đừng ai vội vàng mà ra sớm trừ những em đã chắc chắn vào bài làm của mình rồi.
6. Số lượng gạch đầu dòng trong môn địa lý.
- 1 điểm thì phần trả lời không quá 4 ý (4 gạch đầu dòng)
- 1,5 điểm thì phần trả lời không quá 6 ý (6 gạch đầu dòng)
- 2,0 điểm thì phần trả lời không quá 8 ý (8 gạch đầu dòng)…
- Tuy nhiên các em hoàn toàn có thể phân tích trên những gạch đầu dòng ấy, chứ không phải 10 điểm mà các em chỉ gạch trơ trụi 40 gạch đầu dòng , nó cần được phân tích sâu hơn.
7. Đối với phần kỹ năng của môn địa cũng có 1 số lưu ý nhỏ như sau:
- Để 1 khoảng trồng từ 1,5-2,0 cm làm lề, không kẻ, không gạch, chỉ lùi vào cho tương đối thôi.
- Bài biểu đồ: toàn bộ bài biểu đồ gồm xử lý số liệu, bảng xử lý số liệu, vẽ biểu đồ , nhận xét và giải thích thì nên trình bày ở mặt số 2 và mặt số 3 của tờ giấy thi, như vậy sẽ rất dễ theo dõi với cả người làm bài tập, và người chấm, đỡ phải lật đi lật lại xem số liệu.
- Không nhất thiết phải trình bày theo thứ tự câu hỏi, cứ dễ làm trước, khó làm sau, nhưng kiểu gì cũng phải vẽ biểu đồ vào mặt 2 và 3 của tờ giấy thi, nhiều em được dạy là “không nên tiết kiệm mà nên xin 1 tờ giấy thi khác để vẽ, nếu xin thì cũng vẽ ở mặt thứ 2-3, nếu xử lý số liệu ở mặt 1, vẽ ở mặt 2 sẽ vô cùng bất tiện và người châm phải lật đi lật lại sẽ rất khó chịu.
8. Đối với biểu đồ .
Trình tự 1 bài biểu đồ sẽ là:
- Xử lý số liệu .
- Lập bảng xử lý số liệu.
- Vẽ.
- Nhận xét.
- Giải thích .