A. Hội nghị lanta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc
1. Hoàn cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm, thành phần
a. Hoàn cảnh: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
- Nhanh chóng đánh bại phát xít.
- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Phân chia thành quả chiến thắng.
b. Thời gian: Từ ngày 4 đến 11/2/1945
c. Địa điểm: Thành phố Ianta (Liên Xô)
- Thành phần: Nguyên thủ của ba cường quốc đứng đầu phe Đồng minh là Liên Xô, Mĩ và Anh để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.
2. Nội dung của hội nghị
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
- Thỏa thuận việc đóng quân giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:
+ Ở châu Âu:
Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Béclin, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu.
+ Ở châu Á:
Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa - kha - lin, 4 đảo thuộc quẩn đảo Cu – rin.
Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất.
3. Hệ quả
Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là ”Trật tự hai cực Ianta.”
B. Sự thành lập Liên hợp quốc
1. Sự thành lập
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Francisco (Mĩ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945 được coi là “Ngày Liên hợp quốc”. Trụ sở đặt tại New York (Mĩ).
2. Mục đích
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyển tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Đến năm 2011, Liên hợp quốc có 193 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hợp quốc tháng 9/1977.
* Sơ đồ hóa kiến thức