Tại sao hầu hết mọi người đều không thể cải thiện khả năng nghe?
Được đăng bởi
13/09/2018 14:23
Những người thất bại chỉ vì một lý do duy nhất: nghe quá ít.
Là thế này. Nếu bạn bỏ ra 1000 giờ để nghe thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.
Rất tiếc, đây là những phương pháp mà nhiều người áp dụng:
• Xem một vài bộ phim tiếng Anh mỗi tuần.
• Nghe chương trình tiếng Anh nào đó 3 đến 5 lần mỗi tuần.
• Nghe tiếng Anh 15 phút mỗi ngày.
Những phương pháp này đều không đủ sức nặng, không đủ quyết liệt để tạo ra bất kì sự thay đổi nào.
Bạn thử nghĩ xem. Giả sử bạn nghe tiếng Anh 15 phút mỗi ngày thì một năm sau bạn chỉ mới nghe được 91 tiếng đồng hồ.
Chừng này thời gian thì không đủ. Bạn sẽ mất nhiều năm mới tiến bộ được.
Những người nghe quá nhiều cũng thất bại
Có những người bỏ ra vài tiếng mỗi ngày để tập nghe. Họ biết muốn nghe tốt hơn thì cần luyện tập nhiều. Nhưng rất tiếc là những người này thường sẽ không thể tiến bộ được.
Tại sao ư?
Vâng, thoạt đầu, họ rất háo hức muốn cải thiện khả năng nghe. Họ quyết tâm nghe 2 tiếng mỗi ngày. Sau một thời gian, họ thấy khó mà ép bản thân tập nghe thêm. Cuối cùng, họ mất động lực và bỏ cuộc. Vì họ bỏ cuộc quá sớm nên chẳng tiến bộ gì nhiều.
Đây là lý do vì sao nhiều học viên rất "hăng hái" nhưng vẫn thất bại. Ban đầu họ luyện tập rất nhiều nhưng về sau lại nhanh chóng bỏ cuộc do khó lòng mà duy trì được kiểu luyện tập đó.
Đây là bài học cần rút ra: Muốn kĩ năng nghe tiến bộ thì cần phải tập nghe một thời gian dài. Chỉ nghe vài tiếng mỗi ngày trong vòng 1 tháng thì không đủ. Bạn cần làm điều đó trong nhiều tháng (hoặc 1 năm trở lên).
Làm sao để "thành công" trong việc cải thiện kĩ năng nghe (cả khi không có thời gian)
Bước 1: Tải thật nhiều tài liệu nghe vào điện thoại.
Tải loại tài liệu nào về điện thoại?
Các bài podcast.
Podcast là các bài nghe audio (tương tự như chương trình radio) có thể tải miễn phí trên Internet.
Bước 2: Biến những lúc nhàm chán thành thời gian luyện nghe.
Đây là bước quan trọng.
Thay vì nghe vào lúc "rảnh" thì chuyển vào những lúc sau:
• Đi xe buýt.
• Làm việc nhà (rửa chén, nấu ăn, ...)
• Tập thể dục.
• Chờ đợi.
• ...
Những hoạt động này có một điểm chung là không đòi hỏi phải tập trung hay suy nghĩ gì nhiều.
Có nhiều hoạt động trong ngày tương tự như những ví dụ trên. Đó là lúc tốt nhất để rèn kĩ năng nghe.
Bằng phương pháp này, mỗi ngày nghe tiếng Anh 1, 2 tiếng đồng hồ là chuyện không mấy khó khăn. Và do không phải cố gắng dành thời gian tập nghe nên ít khi bỏ cuộc hơn.
Đây là cách dễ nhất, hữu dụng nhất để để cải thiện kĩ năng nghe. Nếu áp dụng phương pháp này đủ lâu thì trình độ của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện.
Loại tài liệu luyện nghe tiếng Anh tối ưu nhất
Nhắc đến tài liệu luyện nghe tiếng Anh, có nhiều loại để chúng ta lựa chọn:
• Phim.
• Các chương trình truyền hình.
• Podcast
• Video trên YouTube.
• Sách đọc.
• …
Quá nhiều loại tài liệu cũng có thể khiến chúng ta hoang mang, không biết nên chọn loại nào.
Đối với người mới bắt đầu lẫn học viên ở trình độ Trung cấp thì nên chọn hình thức podcast.
Lý do # 1: Có thể luyện nghe bằng podcast bất kì lúc nào.
Podcast là các tệp audio, nên bạn có thể mở lên nghe khi lái xe, tập thể dục, ... Như vậy, mỗi ngày bạn có thể tập nghe rất nhiều mà không tốn thêm thời gian.
Tiếc là cách này không áp dụng cho phim ảnh hay chương trình truyền hình được. (không thể vừa lái xe vừa coi phim)
Lý do # 2: Các bài podcast có lồng ghép hội thoại.
Tài liệu tốt nhất chính là nơi người ta trò chuyện với nhau.
Nên tránh tài liệu kiểu 10 phút trôi qua rồi mà chỉ nói được vài câu.
Nhiều bộ phim cũng rơi vào trường hợp đó. Trong phim có quá nhiều cảnh không có hoặc có rất ít thoại. (Phim hành động là điển hình. Dù bạn có coi 100 bộ phim hành động rồi thì vẫn có khả năng bạn chưa nghe tốt lên chút nào cả.)
Khác với phim ảnh, podcast thường đơn thuần là hội thoại, rất phù hợp để làm tài liệu nghe.
Lý do # 3: Podcast để hiểu hơn phim
Nhiều người cố gắng tập nghe bằng cách xem phim.
Không may là các đoạn hội thoại trong phim lại khá khó hiểu.
Lý do là vì trong phim, các diễn viên có khuynh hướng phóng đại cách nói lên, chẳng hạn như thì thầm, la hét, lầm bầm, ... khiến cho người nghe khó mà hiểu được. Bên cạnh đó, nhạc phim và các hiệu ứng âm thanh trong phim đôi lúc khá lớn, nên khó mà nghe được diễn viên đang nói gì.
Thực ra thì ngay cả người nói tiếng Anh bản xứ đôi lúc cũng không hiểu hết được các đoạn hội thoại trong phim.
Lý do # 4: Có nhiều podcast miễn phí trên Internet.
Vì bạn cần tập nghe nhiều nên cần tìm tài liệu nào miễn phí, nếu không sẽ rất tốn kém.
Hiện đang có trên 100 ngàn Podcast tiếng Anh miễn phí, một con số "khủng" đúng không?
Với số lượng như vậy thì bạn có thể tìm bất kì dạng podcast nào mình muốn:
• Podcast giọng Anh.
• Podcast giọng Mỹ.
• Podcast về các chủ đề bạn quan tâm.
• Podcast dễ nghe.
• Podcast hơi khó nghe.
• ...
Là thế này. Nếu bạn bỏ ra 1000 giờ để nghe thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ.
Rất tiếc, đây là những phương pháp mà nhiều người áp dụng:
• Xem một vài bộ phim tiếng Anh mỗi tuần.
• Nghe chương trình tiếng Anh nào đó 3 đến 5 lần mỗi tuần.
• Nghe tiếng Anh 15 phút mỗi ngày.
Những phương pháp này đều không đủ sức nặng, không đủ quyết liệt để tạo ra bất kì sự thay đổi nào.
Bạn thử nghĩ xem. Giả sử bạn nghe tiếng Anh 15 phút mỗi ngày thì một năm sau bạn chỉ mới nghe được 91 tiếng đồng hồ.
Chừng này thời gian thì không đủ. Bạn sẽ mất nhiều năm mới tiến bộ được.
Những người nghe quá nhiều cũng thất bại
Có những người bỏ ra vài tiếng mỗi ngày để tập nghe. Họ biết muốn nghe tốt hơn thì cần luyện tập nhiều. Nhưng rất tiếc là những người này thường sẽ không thể tiến bộ được.
Tại sao ư?
Vâng, thoạt đầu, họ rất háo hức muốn cải thiện khả năng nghe. Họ quyết tâm nghe 2 tiếng mỗi ngày. Sau một thời gian, họ thấy khó mà ép bản thân tập nghe thêm. Cuối cùng, họ mất động lực và bỏ cuộc. Vì họ bỏ cuộc quá sớm nên chẳng tiến bộ gì nhiều.
Đây là lý do vì sao nhiều học viên rất "hăng hái" nhưng vẫn thất bại. Ban đầu họ luyện tập rất nhiều nhưng về sau lại nhanh chóng bỏ cuộc do khó lòng mà duy trì được kiểu luyện tập đó.
Đây là bài học cần rút ra: Muốn kĩ năng nghe tiến bộ thì cần phải tập nghe một thời gian dài. Chỉ nghe vài tiếng mỗi ngày trong vòng 1 tháng thì không đủ. Bạn cần làm điều đó trong nhiều tháng (hoặc 1 năm trở lên).
Làm sao để "thành công" trong việc cải thiện kĩ năng nghe (cả khi không có thời gian)
Bước 1: Tải thật nhiều tài liệu nghe vào điện thoại.
Tải loại tài liệu nào về điện thoại?
Các bài podcast.
Podcast là các bài nghe audio (tương tự như chương trình radio) có thể tải miễn phí trên Internet.
Bước 2: Biến những lúc nhàm chán thành thời gian luyện nghe.
Đây là bước quan trọng.
Thay vì nghe vào lúc "rảnh" thì chuyển vào những lúc sau:
• Đi xe buýt.
• Làm việc nhà (rửa chén, nấu ăn, ...)
• Tập thể dục.
• Chờ đợi.
• ...
Những hoạt động này có một điểm chung là không đòi hỏi phải tập trung hay suy nghĩ gì nhiều.
Có nhiều hoạt động trong ngày tương tự như những ví dụ trên. Đó là lúc tốt nhất để rèn kĩ năng nghe.
Bằng phương pháp này, mỗi ngày nghe tiếng Anh 1, 2 tiếng đồng hồ là chuyện không mấy khó khăn. Và do không phải cố gắng dành thời gian tập nghe nên ít khi bỏ cuộc hơn.
Đây là cách dễ nhất, hữu dụng nhất để để cải thiện kĩ năng nghe. Nếu áp dụng phương pháp này đủ lâu thì trình độ của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện.
Loại tài liệu luyện nghe tiếng Anh tối ưu nhất
Nhắc đến tài liệu luyện nghe tiếng Anh, có nhiều loại để chúng ta lựa chọn:
• Phim.
• Các chương trình truyền hình.
• Podcast
• Video trên YouTube.
• Sách đọc.
• …
Quá nhiều loại tài liệu cũng có thể khiến chúng ta hoang mang, không biết nên chọn loại nào.
Đối với người mới bắt đầu lẫn học viên ở trình độ Trung cấp thì nên chọn hình thức podcast.
Lý do # 1: Có thể luyện nghe bằng podcast bất kì lúc nào.
Podcast là các tệp audio, nên bạn có thể mở lên nghe khi lái xe, tập thể dục, ... Như vậy, mỗi ngày bạn có thể tập nghe rất nhiều mà không tốn thêm thời gian.
Tiếc là cách này không áp dụng cho phim ảnh hay chương trình truyền hình được. (không thể vừa lái xe vừa coi phim)
Lý do # 2: Các bài podcast có lồng ghép hội thoại.
Tài liệu tốt nhất chính là nơi người ta trò chuyện với nhau.
Nên tránh tài liệu kiểu 10 phút trôi qua rồi mà chỉ nói được vài câu.
Nhiều bộ phim cũng rơi vào trường hợp đó. Trong phim có quá nhiều cảnh không có hoặc có rất ít thoại. (Phim hành động là điển hình. Dù bạn có coi 100 bộ phim hành động rồi thì vẫn có khả năng bạn chưa nghe tốt lên chút nào cả.)
Khác với phim ảnh, podcast thường đơn thuần là hội thoại, rất phù hợp để làm tài liệu nghe.
Lý do # 3: Podcast để hiểu hơn phim
Nhiều người cố gắng tập nghe bằng cách xem phim.
Không may là các đoạn hội thoại trong phim lại khá khó hiểu.
Lý do là vì trong phim, các diễn viên có khuynh hướng phóng đại cách nói lên, chẳng hạn như thì thầm, la hét, lầm bầm, ... khiến cho người nghe khó mà hiểu được. Bên cạnh đó, nhạc phim và các hiệu ứng âm thanh trong phim đôi lúc khá lớn, nên khó mà nghe được diễn viên đang nói gì.
Thực ra thì ngay cả người nói tiếng Anh bản xứ đôi lúc cũng không hiểu hết được các đoạn hội thoại trong phim.
Lý do # 4: Có nhiều podcast miễn phí trên Internet.
Vì bạn cần tập nghe nhiều nên cần tìm tài liệu nào miễn phí, nếu không sẽ rất tốn kém.
Hiện đang có trên 100 ngàn Podcast tiếng Anh miễn phí, một con số "khủng" đúng không?
Với số lượng như vậy thì bạn có thể tìm bất kì dạng podcast nào mình muốn:
• Podcast giọng Anh.
• Podcast giọng Mỹ.
• Podcast về các chủ đề bạn quan tâm.
• Podcast dễ nghe.
• Podcast hơi khó nghe.
• ...