1. Các thuyết về tiến hoá vũ trụ: có hai trường phái
+ Một trường phái cho rằng vũ trụ không thay đổi và vật chất được tạo ra liên tục.
+ Một trường phái cho rằng vũ trụ được tạo ra từ một vụ nổ cực lớn (có tên là Big Bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm, hiện nay vũ trụ đang nở và loãng dần.
2. Các sự kiện thiên văn quan trọng:
+ Vũ trụ dãn nở: Năm 1929 nhà thiên văn học người Mĩ Hớp-bơn dựa vào hiệu ứng Đốp-ple đã phát hiện các thiên hà đang lùi ra xa hệ Mặt Trời $ \Rightarrow $vũ trụ đang dãn nở.
+ Bức xạ “nền” vũ trụ: Năm 1965 hai nhà thiên văn học người Mĩ là Pen-di-át và Uyn-xơn đã phát hiện bức xạ phát ra từ Vũ trụ đã nguội, gọi là bức xạ “nền” vũ trụ (bức xạ này phát ra từ vật có nhiệt độ 3 K, gọi tắt là bức xạ 3K.
Hai phát hiện trên và một số sự kiện thiên văn khác chứng tỏ sự đúng đắn của thuyết Big Bang.
3. Thuyết Big Bang:
+ Vũ trụ bắt đầu giãn nở ở “điểm kì dị” là điểm mà tuổi và bán kính của vũ trụ ở số không (gọi là điểm zero Big Bang). Tại điểm này các định luật vật lí đã biết và thuyết tương đối rộng không áp dụng được.
+ Thời điểm Plăng: là thời điểm sau vụ nổ lớn ${10}^{- 43} s$, lúc này kích thước vũ trụ là ${10}^{- 35} m$; nhiệt độ $10^{32} K$ ; mật độ là $10^{91} kg/cm^3$; có rất nhiều hạt êlectron, nơtrinô và quac với năng lượng cao ; Năng lượng lúc này ít nhất bằng $10^{15}$ GeV.
+ Sau thời điểm Plăng vũ trụ nở rất nhanh, nhiệt độ giảm dần.
+ Sau vụ nổ 1 s các nuclôn được tạo thành.
+ Sau vụ nổ 3 phút xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên.
+ Ba trăm nghìn năm sau mới xuất hiện các nguyên tử đầu tiên.
+ Ba triệu năm sau mới xuất hiện các sao và thiên hà…..
+ Hiện nay (t = 14 tỉ năm) nhiệt độ trung bình của vũ trụ là 2,7 K.
Thuyết Big Bang chưa giải thích được hết các sự kiện trong vũ trụ và đang được hoàn thiện thêm.